Website Trường Mầm Non Đại Phong – Đại Lộc – Quảng Nam

Kế hoạch nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng, năm học 2018-2019

Ngày đăng: Lượt xem:

PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN ĐẠI PHONG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:      /KH-MNĐP

Đại Phong, ngày…… tháng 9 năm 2018

                            

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG

Năm học: 2018 – 2019

 

 

Căn cứ Quyết định số 2154/QĐ- UBND ngày 16/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Quyết định Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2018-2019 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Nam;

Căn cứ Công văn số 1314/SGDĐT-GDMN ngày 05/9/2018 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2018-2019;

Căn cứ công văn số 124/PGDĐT-MN ngày 06/9/2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đại Lộc về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2018-2019;

Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của trường; Trường mầm Non Đại Phong xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng 2018-20189như sau:

  1. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN:
  2. Thuận lợi:

Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ngành GD&ĐT, lãnh đạo Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương.

Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn phối hợp, hỗ trợ đắc lực cho nhà trường.

100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ chuẩn, đạt trên chuẩn; đội ngũ đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao.

Cơ sở vật chất nhà trường tiếp tục được các cấp đầu tư nâng cấp.

  1. Khó khăn:

– Đội ngũ: Giáo viên mới tuyển trong thời gian tập sự chiếm tỷ lệ cao 7/20 hầu hết các giáo viên này thiếu kinh nghiệm trong chuyên môn.

– Cơ sở vật chất: Việc thi công dãy phòng chức năng chậm đến nay chưa bàn giao, nâng cấp sân nền và tường rào cụm Minh Tân UBND xã chưa triển khai thi công.

  1. NHIỆM VỤ CHUNG:

Thực hiện có hiệu quả 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp trọng tâm của ngành Giáo dục, năm học 2018-2019

– Tổ chức thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp tình hình của trường, của địa phương.

– Tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ, đảm bảo theo qui định của Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;  Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ (Mẫu giáo 1 bữa chính và một bữa phụ; nhà trẻ 2 bữa chính và 1 bữa phụ). Quan tâm giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập.

– Tăng cường các biện pháp quản lý và hỗ trợ  nhóm trẻ ngoài công lập trên địa bàn xã tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đúng quy định..

– Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống bệnh tật cho trẻ đến với phụ huynh và cộng đồng.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

  • Tập trung thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua:
  • Thực hiện các cuộc vận động:

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” và cuộc vận động “chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Hai không”.

– Chỉ tiêu:

100% cán bộ, viên chức gương mẫu thực hiện đúng các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, của địa phương, nội quy cơ quan, các quy định về đạo đức nhà giáo. Có ý thức đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao; tự giác học tập rèn luyện đầu tư nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; trao dồi phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực, lương tâm nghề nghiệp, thực hành tiết kiệm chống tham ô lãng phí, các biểu hiện tiêu cực khác.

100% CBCC tham gia thực hành tiết kiệm chống lãng phí (tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi tiêu) trong tất cả các hoạt động.

100% lớp và giáo viên lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục, sinh hoạt chủ đề chủ điểm.

100% CBCC đăng ký thực hiện tốt cuộc vận động, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không để trẻ ngộ độc thực phẩm và tai nạn trong trường mầm non

– Biện pháp:

Quán triệt trong đội ngũ về Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” gắn với cuộc vận động “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Mỗi cán bộ công chức  luôn đề cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hành tiết kiệm như khi ra khỏi phòng phải tắt điện, tắt quạt, mở rộng các cửa ra vào lớp, tắt bớt đèn, tắt máy vi tính khi không cần thiết, tiết kiệm chi tiêu, điện, nước, in ấn, thời gian, để mọi người làm theo

Thường xuyên tổ chức họp nhận xét, đánh giá việc học tập và thực hiện của mọi người, góp ý thẳng thắn, chấn chỉnh những sai sót mà công chức còn mắc phải

Hàng năm xây dựng quy chế chi tiêu và thực hiện chi tiêu đúng mục đích, tiết kiệm chi, sử dụng đồ dùng hiệu quả. Mua thực, chất lượng thực tất cả các đồ dùng.

Tổ chức triển khai sâu rộng những nội dung cụ thể quy định về đạo đức nhà giáo về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong và ký cam kết thực hiện.

Tổ chức hợp đồng nguồn cung ứng thực phẩm đảm bảo uy tín, chất lượng, thực phẩm đảm bảo tươi ngon. Tuyệt đối không nhận thực phẩm ôi thiu. Thực hiện nghiêm túc khâu chế biến và lưu giữ mẫu thức ăn hàng ngày

Thường xuyên kiểm tra xử lý những GV, NV vi phạm, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm về đạo đức nhà giáo, không bao che làm mất uy tín nhà trường, danh dự của nhà giáo

b- Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đuaxây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”và các phong trào thi đua của ngành

* Chỉ tiêu.

100% CBGVNV thực hiện ứng xử có văn hoá, thân thiện trong mối quan hệ với đồng nghiệp, trẻ, phụ huynh, mọi người. Tham gia xây dựng môi trường phòng làm việc, trong và ngoài lớp học, “Xanh- Sạch- Đẹp”, an toàn, thân thiện, phù hợp với các hoạt động và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.

100% trẻ có nề nếp lễ phép trong giao tiếp ứng xử, mạnh dạn, tự tin, biết chia sẻ với mọi người.

100% lớp đều có nhà vệ sinh đạt chuẩn theo yêu cầu, đảm bảo sạch sẽ, không bốc mùi hôi, đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng

100% GV thực hiện dạy lồng ghép các hoạt động vào nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng

-100% các cháu tự tin hồn nhiên vui tươi hòa mình cùng bạn bè trong học tập, vui chơi,  trong hoạt động văn nghệ…

* Biện pháp.

Tổ chức ngày hội “Bé đến trường”, “Vui hội đêm trăng rằm” nhằm tạo sân chơi cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ được hát múa những bài đồng dao, chơi các trò chơi

dân gian mà trẻ yêu thích …

Hàng tuần tổ chức cho CBCC tham gia lao động tạo cảnh quan sư phạm, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp, an toàn và giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ tốt môi trường. Đầu năm tu sửa hệ thống điện nước, công trình vệ sinh ở tất cả cụm lớp kiểm tra tất cả đồ dùng, kệ góc để đảm bảo cho trẻ sử dụng.

Thường xuyên kiểm tra và xử lý các cành cây khô để đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động và làm tăng vẻ mỹ quang trong sân trường

Xây dựng mối quan hệ ứng xử thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường; chỉ đạo cho giáo viên rèn kỹ năng sống cho trẻ (tự phục vụ, nền nếp thói quen vệ sinh tốt; tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp; thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè; lễ phép với người lớn tuổi; tích cực trong các hoạt động vui chơi, học tập…).

Trang trí môi trường lớp học phù hợp với các chủ đề chủ điểm, tạo sự mới mẻ để thu hút tính ham tìm hiểu của trẻ.

Bố trí các góc hoạt động chơi với các phương tiện giáo dục thích hợp để từng cá nhân trẻ hoặc nhóm trẻ có thể lựa chọn theo nhu cầu và hứng thú.

Giáo viên thường xuyên lồng ghép các nội dung tích hợp vào các hoạt động, lồng ghép giữa nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục toàn diện (trong chăm sóc, nuôi dưỡng có giáo dục và ngược lại).

100% GV đăng ký, thực hiện ứng xử thân thiện trong nhà trường, trong mối quan hệ với phụ huynh và cộng đồng, thân thiện gần gũi với trẻ không xúc phạm đến thân thể trẻ.

  1. Phát triển mạng lưới trường lớp, tăng tỷ lệ huy động trẻ:

2.1. Phát triển số lượng:

  1. a) Chỉ tiêu:

– Tổng số lớp tại trường công lập: 10 lớp. Trong đó:

+ Lớp mẫu giáo 9 lớp: chia ra : lớp lớn: 03, lớp nhỡ: 03, lớp bé : 03

+ Lớp nhà trẻ: 01 lớp

– Tổng số học sinh: 276 cháu (Mẫu giáo 3-5 tuổi: 251/277, tỷ lệ: 86,6%. Trong đó:

+ Trẻ 5 tuổi:   91/91, tỷ lệ 100%

+ Trẻ 4 tuổi:   90/92, tỷ lệ 97,8% (1 cháu khuyết tật).

+ Trẻ 3 tuổi:   70/94, tỷ lệ 74,4% (1 cháu khuyết tật)

+ Trẻ nhà trẻ: 25/201; tỷ lệ 12,4%

– Số nhóm lớp tư thục: 01 nhóm trẻ tư thục Họa My

– Số trẻ tại nhóm trẻ tư thục Họa My: 20 trẻ, tỷ lệ 9,95%

  1. b) Biện pháp:

Thực hiện tốt công tác điều tra, thống kê độ tuổi từ 0-5 tuổi trên địa bàn xã, giao chỉ tiêu huy động trẻ cho từng giáo viên phụ trách lớp theo thôn, phân chia lớp theo độ tuổi ngay từ đầu năm học.

Tổ chức tốt công tác tuyển sinh trẻ và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.

Tiếp tục đầu tư các điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Thực hiện đảm bảo chính sách hỗ trợ trẻ em đi học theo quy định nhằm huy động tối đa các cháu trong độ tuổi mầm non ra lớp, đảm bảo phổ cập có chất lượng, đúng tiến độ; tạo điều kiện trẻ khuyết tật được học hòa nhập.

Tham mưu với chính quyền địa phương quản lý tốt hoạt động của nhóm trẻ

tư thục Họa My được cấp phép để tăng tỷ lệ trẻ huy động ra lớp. Tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ nhóm trẻ thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

2.2. Mạng lưới trường lớp:

  1. a) Chỉ tiêu:

– Tổng số cụm lớp: 02 ( cụm trung tâm, cụm Minh Tân). Trong đó:

+ Cụm trung tâm: 8 lớp ( 02 lớp lớn: 61 cháu: 02 lớp nhỡ: 60 cháu, 3 lớp bé: 70 cháu, 1 lớp nhà trẻ: 25 cháu).

+ Cụm Minh Tân: 02 lớp (1 lớp lớn: 30 cháu, 1 lớp nhỡ 30 cháu).

– Số lớp được tổ chức bán trú:

+ Trường công lập: 10/10 lớp; số trẻ 276/276, tỷ lệ 100%.

+ Nhóm trẻ tư thục: 01 lớp; số trẻ 20/20, tỷ lệ 100%

  1. b) Biện pháp.

Tổ chức tốt công tác tuyển sinh và phân tuyến học sinh đầu năm

Tham mưu lãnh đạo UBND xã sớm triển khai thi công nâng cấp sân nền và tường rào cụm Minh Tân, nhà trường có kế hoạch bổ sung thêm đồ chơi ngoài trời, xây dựng khu vui chơi nhằm đảm bảo điều kiện tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại điểm trường lẻ.

3- Thực hiện công tác nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng.

  1. a) Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ:

* Chỉ tiêu:

– 100% trẻ được chăm sóc sức khoẻ, được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất, tinh thần.

– 100% trẻ không bị xúc phạm về tinh thần và thân thể

– 100% trẻ không bị ngộ độc thực phẩm khi ăn thức ăn tại trường

– Luôn tạo môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm để trẻ được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.

* Biện pháp:

Thực hiện tốt Nghị định 80/NĐ-CP ngày 17/07/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị 505/CT-BGDĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục; Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT  Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBVC, phụ huynh, cộng đồng.

Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường, lớp mầm non.

Kiểm tra và có biện pháp tổ chức thực hiện đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.

Thực hiện đúng quy định công tác y tế trường học, xây dựng tủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu để kịp thời sơ cứu trẻ khi có tai nạn thương tích xảy ra tại nhà trường.

Tập huấn cho giáo viên và phụ huynh cách sơ cứu ban đầu, phòng tránh tai nạn thương tích và bệnh tật cho trẻ.

Quán triệt chặc chẽ đội ngũ không được xúc phậm đến nhân phẩm và thân thể trẻ dưới bất kỳ hình thức nào.

  1. b) Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.

* Chỉ tiêu:

– Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi:

– Tổ chức cho 100% trẻ được ở lại bán trú.

– Xây dựng thực đơn hằng ngày, hằng tuần phù hợp theo mùa và xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi.

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong các bữa ăn tại trường

Nhà trẻ: Năng lượng trong một ngày tại trường đạt 600-651 Kcal/930-1000 Kcal, đạt 60-70% nhu cầu cả ngày. Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng:

+ Chất đạm P (Protit) đạt 13- 20%

+ Chất béo L (Lipit) đạt 30 – 40%

+ Chất bột, đường G (Gluxit) đạt 47 – 50%

+ Cho trẻ uống đủ nước 0,8 – 1,6 lít/ngày (kể cả nước trong thức ăn)

– Mẫu giáo: Năng lượng trong một ngày đạt 615-726 Kcal/1230-1320 Kcal, chiếm 50-55% nhu cầu cả ngày. Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng:

+ Chất đạm P (Protit) đạt 13 – 20%

+ Chất béo L (Lipit) đạt  25 – 35%

+ Chất bột, đường G (Gluxit) đạt 52 – 60%

+ Cho trẻ uống đủ nước 1,6 – 2,0 lít/ngày (kể cả nước trong thức ăn)

– 100% trẻ được khám sức khoẻ 2 lần/năm, cân đo và theo dõi sự tăng trưởng trên biểu đồ 1 lần/quý. Đối với trẻ nhà trẻ dưới 24 tháng cân đo mỗi tháng  1 lần. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 5%, thể nhẹ cân còn dưới 3%, không có trẻ SDD nặng và thấp còi độ 2.

– 100% số trẻ được chăm sóc, hướng dẫn thực hiện vệ sinh cá nhân; được giáo dục thói quen, hành vi vệ sinh văn minh trong sinh hoạt, giao tiếp, ý thức bảo vệ sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh môi trường.

– 100% trẻ em trong diện tiêm chủng được tiêm chủng vacxin phòng bệnh, uống vitamim A theo chương trình tiêm chủng mở rộng, được đảm bảo an toàn tuyệt đối khi ở trường, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ tại gia đình.

* Biện pháp:

Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khoẻ trẻ cho đội ngũ giáo viên.

Thỏa thuận thống nhất với phụ huynh về mức tiền ăn là: 13.000đ và 1,3 lạng gạo/ngày/trẻ. Tổ chức cho trẻ uống sữa Nuti buổi sáng, 1 bữa ăn chính trưa và 1 bữa ăn phụ đối với trẻ mẫu giáo. Trẻ nhà trẻ ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ. Tỉ lệ phân chia mỗi bữa ăn như sau:

* Mẫu giáo:

Uống sữa sáng: 3000đ

Bữa trưa: 7000đ (Trong đó có 300 đ tiền gia vị)

Bữa xế: 3000đ

* Nhà trẻ:

Uống sữa sáng: 3000đ

Chính trưa: 4000đ

Bữa xế: 2000đ

Chính chiều: 4000đ

Trang bị và sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý dinh dưỡng để hỗ trợ công tác xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo.

Xây dựng thực đơn hằng ngày, hằng tuần phù hợp theo mùa; chế độ ăn cân đối, đa dạng, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN.

Thực hiện tốt công tác y tế trường học theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/05/2016 quy định về công tác y tế trường học. Tổ chức cân đo cho trẻ theo định kỳ hằng quý và theo dõi sức khỏe trên biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao (trẻ 01 đến 60 tháng) hoặc BMI theo tuổi (trẻ 61 đến 78 tháng). Liên hệ Trung tâm y tế, Trạm y tế tổ chức khám sức khỏe cho trẻ theo định kỳ (2 lần/năm), xổ giun cho trẻ, phòng chống dịch bệnh, quản lý tiêm chủng cho trẻ.

Chỉ đạo các lớp thực hiện nghiêm túc các chế độ sinh hoạt hàng ngày đảm bảo hoạt động vừa sức, tăng cường các tổ chức hoạt động ngoài trời, hoạt động phát triển vận động để rèn luyện thể lực cho trẻ.

Thực hiện đúng theo chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng bộ y tế.

Hợp đồng đầy đủ các nguồn cung ứng thực phẩm, chế biến thực phẩm theo quy trình vận hành bếp ăn một chiều, lưu mẫu thức ăn trong ngày đảm bảo theo yêu cầu qui định về số lượng, chất lượng và thời gian trong 24 giờ,

Thường xuyên kiểm tra tiếp phẩm, chất lượng và số lượng hằng ngày.

Tổ chức có hiệu quả hoạt động tuyên truyền kiến thức chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.v.v…nhằm nâng cao nhận thức trong phụ huynh, cộng đồng. Phối hợp với phụ huynh có kế hoạch để bồi dưỡng trẻ SDD, trẻ thấp còi, hạn chế tăng cân đối với trẻ có nguy cơ béo phì.

Tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức ăn, ngủ từng lớp; kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp, vệ sinh an toàn thực phẩm trong tiếp phẩm chế biến và tổ chức các bữa ăn bán trú của bộ phận nuôi dưỡng.

Chỉ đạo cho giáo viên chú trọng lồng ghép giáo dục bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các hoạt động giáo dục, hướng dẫn cho trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân nhằm hình thành ý thức, kỹ năng thực hành vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ cho trẻ.

          4- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cấp dưỡng. 

* Chỉ tiêu:

100% giáo viên nhân viên cấp dưỡng được bồi dưỡng về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, công tác phòng bệnh theo mùa.

Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên những kiến thức cơ bản về sơ cứu ban đầu, cách phòng chống bệnh, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

Bồi dưỡng công tác phòng cháy, chữa cháy cho đội ngũ

Giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo, chống xâm phạm nhân phẩm và thân thể học sinh

Bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp, kiến thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Xây dựng mối quan hệ tình cảm thân thiện trong nhà trường giúp trẻ có sự đồng cảm sống hòa nhập vui vẻ.

Bồi dưỡng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ giáo viên, cấp dưỡng.

* Biện pháp thực hiện:

Xây dựng kế hoạch, phân công người chịu trách nhiệm bồi dưỡng

Cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ và xây dựng trường học an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm, cách phòng bệnh cho trẻ

Tổ chức các buổi tập huấn triển khai các văn bản, nội dung về công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ và xây dựng trường học an toàn, công tác phòng cháy, chữa cháy.

Xây dựng nề nếp tổ chức hoạt động chăm sóc, tổ chức bán trú trong nhà trường

Chỉ đạo cho các giáo viên xây dựng kế hoạch tự học nâng cao kiến thức sự hiểu biết cho bản thân về cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

5- Thực hiện lồng ghép các nội dung nhằm nâng cao chất lượng CSND:

a- Thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường để nâng cao chất lương CSND :

* Chỉ tiêu:

100% giáo viên, nhân viên cấp dưỡng nắm vững nội dung giáo dục dinh dưõng  vệ sinh ATTP, vệ sinh môi trường.

100% nhóm lớp thực hiện tốt vệ sinh môi trường nhóm lớp phụ trách

Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng bếp, đồ dùng phục vụ ăn uống của học sinh sạch sẽ: tiếp phẩm, chế biến, phân phối tổ chức bữa ăn, thực hiện lưu mẫu thức ăn hàng ngày. Đảm bảo qui trình bếp một chiều.

Sử dụng các nguồn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đúng nơi hợp đồng

100% các cụm lớp thực hiện đảm bảo việc xử lý rác thải, nước thải

Chỉ đạo cho giáo viên thực hiện lồng ghép giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh ATTP, giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong ngày của trẻ

Phát huy trò chơi phân vai như cửa hàng thực phẩm, bé tập làm nôị trợ vào hoạt động chơi hàng ngày của trẻ, nhằm giúp các cháu làm quen với các thao tác nội trợ qua đó giáo dục trẻ nhận biết lợi ích dinh dưỡng trong các chất. Xây dựng góc phân vai: cửa hàng thực phẩm ở các lớp để giúp các cháu thường xuyên tiếp xúc với lương thực, thực phẩm để nâng cao nhận thức ở trẻ.

* Biện pháp:

– Cung cấp các tài liệu liên quan về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục bảo vệ môi trường cho đội ngũ

– Có kế hoạch hợp đồng công ty vệ sinh môi trường trong việc xử lý rác thải các cụm lớp.

– Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ trong việc thực hành tiết kiệm trong việc quản lý sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, điện, nước, ga, trong mua sắm

thiết bị, đồ dùng, đồ chơi v..v

– Hợp đồng thực phẩm sạch tươi ngon như: Thịt, cá, rau, sữa và các thực phẩm khác để trẻ sử dụng.

– Kiểm tra tiếp phẩm thường xuyên: Cân-đong, giá cả, nơi hợp đồng. Đối với thực phẩm không đủ định lượng, kém chất lượng, vượt quá giá thị trường và không đúng nơi hợp đồng thì không nhận hàng

– Kiểm tra chuyên đề vệ sinh kiểm tra việc lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh ATTP, giáo dục BVMT tại nhóm lớp.

– Kiểm tra vệ sinh bếp ăn, chế biến hằng tuần để có biện pháp cụ thể khắc phục những hạn chế kịp thời

-Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về kiến thức chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng, giáo dục BVMT cho trẻ qua các buổi họp phụ huynh, qua ngày hội, ngày lễ và viết bài tuyên truyền, góc tuyên truyền.

b- Chuyên đề giáo dục phòng chống tai nạn thương tích và giảm nhẹ thiên tai cho trẻ:

* Chỉ tiêu:

Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho 100% số trẻ ở trường, phòng, chống và hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ khi ở nhà

Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết tự bảo vệ mình và có khả năng thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội, khả năng chịu đựng trước những tác động của môi trường, biết tránh những nơi không an toàn, không tham gia chơi những trò chơi nguy hiểm.

100% giáo viên, nhân viên nắm bắt nội dung “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non

Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ, phụ huynh và cộng đồng trong việc phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống cháy nổ cho trẻ ở nhà trường và gia đình.

* Biện pháp:

Thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích và triển khai thực hiện.

Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. Triển khai trong đội ngũ, phụ huynh nhằm giúp mọi người hiểu về mục đích, ý nghĩa, nội dung phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ, phụ huynh trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục các cháu.

Thường xuyên kiểm tra đồ dùng, đồ chơi ở các lớp có kế hoạch cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi dạy an toàn: như sân chơi, đồ dùng đồ chơi, đồ dùng phục vụ công tác ăn, ngủ của trẻ và trong việc sử dụng các phương pháp giáo dục đảm bảo nguyên tắc sư phạm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.

Tiếp thu và có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ, phòng, chống tai nạn thương tích, xử lý một số tại nạn thường gặp ở trẻ cho đội ngũ

Các lớp xây dựng kế hoạch hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích tại nhóm lớp, lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống, biết tự bảo vệ sức khoẻ cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục

Có kế hoạch kiểm tra, phát hiện và khắc phục những nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ

Hằng tháng có kế hoạch kiểm tra đánh giá thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻ của giáo viên, nhân viên cấp dưỡng theo yêu cầu nhiệm vụ được phân công

6- Tuyên truyền cho phụ huynh và cộng đồng về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

* Chỉ tiêu

100% lớp xây dựng được góc nghệ thuật, góc tuyên truyền với các nội dung phong phú và được thay đổi thường xuyên

100% lớp tham gia các hội thi do trường tổ chức

100% trẻ được tổ chức cân đo và theo dõi trên biểu đồ

100% trẻ được đảm bảo an toàn khi ở trường

* Biện pháp.

Các cụm lớp tổ chức họp phụ huynh đầu năm phổ biến kế hoạch và cách chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu nhiệm vụ năm học. Tuyên truyền công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cách chăm sóc các cháu SDD, béo phì, kiến thức về vệ sinh ATTP, phòng một số bệnh thông thường, bệnh theo mùa. Vận động phụ huynh đóng góp ý kiến về chế độ ăn uống, xây dựng thực đơn, cách chế biến, môi trường an toàn cho trẻ, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

Thông qua góc tuyên truyền ở các cụm lớp,  qua các cuộc họp phụ huynh; Phối hợp với các bậc phụ huynh ở lớp để tham gia các hội thi do nhà trường và lớp tổ chức.

7- Công tác kiểm tra (KT):

* Chỉ tiêu:

– Kiểm tra qui trình chế biến, tiếp phẩm, phân chia thực phẩm của cấp dưỡng. Vệ sinh bếp ăn, dụng cụ chế biến, đồ dùng ăn uống

– Kiểm tra thủ quĩ – thủ kho, kế toán bán  hàng tháng

– Kiểm tra kế hoạch tổ chức tuyên truyền, góc tuyên truyền

– Kiểm tra 10 điều qui định cho nhà bếp

– Kiểm tra tổ chức ăn ngủ của giáo viên, nề nếp ăn, ngủ và vệ sinh học sinh

– Kiểm tra chuyên đề vệ sinh theo mẫu

– Kiểm tra công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

* Biện pháp:

Kiểm tra định kỳ hàng tháng, kiểm tra đột xuất hàng tuần

Tăng cường kiểm tra đột xuất

Duy trì họp công tác bán trú hằng tháng: Lấy ý kiến góp ý của giáo viên, nhân viên nhằm khắc phục và điều chỉnh những mặt hạn chế

Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ đối với lớp, trường.

Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng năm học 2018-2019 của Trường Mầm non Đại Phong.

                                                                          

Nơi nhận:

– Lưu hồ sơ NDCS;

– Các tổ trưởng CM (Thực hiện).

– Lưu hsơ CSND.

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Lê Thị Thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cảm nhận của Phụ huynh

Cảm ơn 2 cô Lớp Bé 1 đã tổ chức sinh nhật cho Nhất Anh ạ