Website Trường Mầm Non Đại Phong – Đại Lộc – Quảng Nam

PHÒNG BỆNH CHO TRẺ VÀO MÙA ĐÔNG

Sự thay đổi đột ngột của thời tiết khi vào mùa Đông sẽ làm xuất hiện rất nhiều dịch bệnh, đặc biệt ở trẻ em do sức đề kháng còn kém, dễ mắc một số bệnh như: viêm đường hô hấp, cảm cúm, viêm họng, viêm phổi, thủy đậu… Do vậy, các bậc cha mẹ cần có những biện pháp phòng tránh cho trẻ.
Thời tiết bắt đầu chuyển mùa cũng là lúc các loại vi rút hợp bào phát triển rất nhanh. Vi rút này có trong không khí, khi xâm nhập vào cơ thể, trẻ em dễ mắc bệnh hơn người trưởng thành do chưa phát triển thể chất một cách đầy đủ và hệ thống miễn dịch cũng còn rất non yếu chưa đủ để tạo ra miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Đây là một loại vi rút nguy hiểm có khả năng làm cho trẻ bị viêm đường hô hấp, tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống.
Khi bắt đầu nhiễm bệnh trẻ có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, đau họng, lạnh toàn thân, ho, mệt mỏi, chán ăn sau đó khó hít thở và tiêu chảy nhẹ. Bên cạnh đó, khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh.
Do vậy, các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ cần phòng các bệnh cho trẻ nhỏ trong mùa Đông như sau:
– Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Tuy nhiên cũng cần chú ý không nên mặc quá nhiều áo, có thể làm trẻ bị toát mồ hôi và ngấm ngược lại vào cơ thể gây cảm lạnh, sốt cao.
– Tạo môi trường sinh hoạt thông thoáng, tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi bởi sức đề kháng còn kém.
Trường hợp đưa trẻ ra ngoài phải đeo khẩu trang; Nên cho trẻ tắm trong phòng kín, tránh gió lùa và tắm nhanh; Nên nhỏ mũi hằng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch mũi, hạn chế bụi và vi sinh vật bám vào niêm mạc mũi họng.
– Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa; Cần cho trẻ ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng.

Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
– Đối với trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ đi khám bệnh để xác định nguyên nhân gây bệnh và có chỉ định điều trị thích hợp, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc. Thông thường, trẻ Tiêu chảy dù là nguyên nhân gì cũng cần được bù nước và chất điện giải tại gia đình bằng cách cho trẻ uống dung dịch Orezol.
– Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, Cúm…).
– Để chủ động phòng bệnh, các bậc phụ huynh cần tuân thủ nguyên tắc là tiêm phòng đầy đủ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Đồng thời, khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh hô hấp như: chảy nước mũi, ho, sốt cao, thở khò khè, bú kém, rối loạn tiêu hóa…cần đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến nặng sẽ khó điều trị và có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Khi đưa trẻ đi ra ngoài đường, phải cho trẻ mặc quần áo đủ ấm, đi tất, đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn ấm cho trẻ, tránh để trẻ nhiễm lạnh dẫn đến bị ốm, mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi… Nên có người lớn bế, tránh gió và ủ ấm cho trẻ, nhưng lưu ý không nên bọc trẻ quá kín hoặc dùng áo mưa bọc kín trẻ.
Trong mùa đông và khi thời tiết lạnh phải thường xuyên mặc quần áo đủ ấm, đi tất cho trẻ. Khi đi ngủ đắp chăn đủ ấm cho trẻ, tuy nhiên không đắp quá nhiều chăn, làm cho trẻ toát mồ hôi, sẽ dễ gây cảm lạnh và bị bệnh.
Không cho trẻ tiếp xúc với những trẻ hoặc người lớn đang có dấu hiệu bị các bệnh cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế cho trẻ đến những chỗ đông người.
Cho trẻ ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
Khi trẻ có các dấu hiệu ho, sốt… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Sức khoẻ trẻ em

Cảm nhận của Phụ huynh

Cảm ơn 2 cô Lớp Bé 1 đã tổ chức sinh nhật cho Nhất Anh ạ